Tin tức sự kiện tiêu biểu

Để xảy ra chết người do ngộ độc thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù từ 1-20 năm
Ngày đăng 23/04/2025 | 07:30  | Lượt truy cập: 61

Căn cứ theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định những hành vi bị cấm về an toàn thực phẩm như sau:

- Sản xuất, kinh doanh:

+ Thực phẩm vi phạm quy định về nhãn hàng hóa;

+ Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

+ Thực phẩm bị biến chất;

+ Thực phẩm có chứa chất độc hại, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

+ Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn

+ Thịt hoặc sản phẩm chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

+ Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải công bố hợp quy;

+ Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

- Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm.

- Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc cam kết đảm bảo ATTP

- Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

- Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

- Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

Đối với mỗi hành vi bị cấm về ATTP, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền, nếu để xảy ra chết người do ngộ độc thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù từ 1-20 năm theo Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015

Bản đồ hành chính