An ninh quốc phòng
heo kế hoạch, thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được thực hiện từ ngày 6/5/2025 đến hết ngày 5/6/2025. Người dân có thể truy cập ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh, vào mục “Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013” để xem nội dung dự thảo và gửi ý kiến góp ý.
Sau đây là các bước để người dân cài đặt ứng dụng VNeID và tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID.
Người dân có thể truy cập ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh, vào mục “Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013” để xem nội dung dự thảo và gửi ý kiến góp ý. Thời gian thực hiện từ ngày 6/5/2025 đến hết ngày 5/6/2025.
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Lễ kỷ niệm bắt đầu bằng nghi lễ chào cờ trong tiếng rền vang của 21 loạt đại bác do đội pháo lễ thực hiện tại bến Bạch Đằng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước năm 2025; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư: Phan Diễn, Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các vị khách quốc tế và đại biểu dự buổi Lễ
Cùng dự Lễ kỷ niệm có các Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; các đồng chí: Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2025; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nhân dân; đại diện các chiến sĩ, cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong, cựu dân công hỏa tuyến, các lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; đại diện các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước.
Đến dự Lễ kỷ niệm có các đoàn khách quốc tế cấp cao: Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu cấp cao của Vương quốc Campuchia do ngài Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Cộng hòa Cuba do đồng chí Salvador Valdes Mesa, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Cộng hòa Belarus do ngài Ipatau Vadzim, Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do đồng chí Bùi Kim Giai, Bộ trưởng Bộ các vấn đề quân nhân xuất ngũ làm Trưởng đoàn; các Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng các nước, các chính đảng, các tổ chức quốc tế, Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện, tùy viên quốc phòng của các nước tại Việt Nam và đông đảo bạn bè quốc tế từng ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước
Trong không khí trang nghiêm, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn quan trọng, nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của chiến thắng ngày 30/4/1975, khẳng định vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhiệt liệt chào mừng và gửi tới các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nhân dân; các chiến sĩ, cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong, cựu dân công hỏa tuyến, các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước... cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ đã hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, thống nhất đất nước và bạn bè quốc tế đã ủng hộ đất nước, nhân dân Việt Nam.
Theo Tổng Bí thư, sau 50 năm, Việt Nam đạt được những kết quả nổi bật trong kinh tế, từ một nước nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập tiệm cận trung bình cao, cải thiện đời sống nhân dân, hội nhập quốc tế sâu rộng, giữ vững độc lập, chủ quyền, quốc phòng an ninh được giữ vững. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước triển khai mạnh mẽ chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc với tinh thần tất cả người Việt Nam đều là con dân nước Việt, có quyền và trách nhiệm đóng góp xây dựng Tổ quốc, với chủ trương khép lại quá khứ, tôn trọng khác biệt, hướng tới tương lai.
Đất nước đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - Nguyên Tham mưu Trưởng quân khu 7 phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Kiên cường vượt qua tất cả để chiến thắng
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - Nguyên Tham mưu Trưởng quân khu 7 (79 tuổi) cho biết rất vinh dự, tự hào khi được đại diện cho các lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu. Cũng như nhiều thanh niên yêu nước khác căm thù quân xâm lược, năm 1966, khi mới 17 tuổi, ông theo tiếng gọi của Tổ quốc, tạm biệt quê hương, lên đường nhập ngũ. Nhớ những ngày kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng khó khăn, thiếu thốn, bộ đội ta thiếu ăn, ốm đau, bệnh tật, đặc biệt là sốt rét, suy dinh dưỡng, chiến đấu ác liệt. Song cán bộ chiến sĩ ta cùng quân dân các địa phương đã kiên cường vượt qua tất cả để chiến thắng kẻ thù. Đập tan âm mưu xâm lược và đô hộ lâu dài nước ta của chủ nghĩa thực dân mới; đập tan bộ máy ngụy quân ngụy quyền giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước.
Chiến thắng 30/4/1975 đến nay vừa tròn 50 năm nhưng những ký ức của một thời đánh Mỹ vẫn luôn rạo rực mãi không bao giờ phai nhạt trong trái tim của người dân nước Việt Nam mỗi khi nhắc đến chiến thắng vĩ đại này. Được dự buổi kỷ niệm long trọng này, tôi vô cùng xúc động tưởng nhớ đến những người đồng chí, đồng đội sống chết cùng nhau trên các chiến trường đánh giặc. Trong đó, nhiều người đã anh dũng hi sinh vì sự toàn thắng của dân tộc; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các mẹ Việt Nam anh hùng đã hiến dâng những người chồng, người con ưu tú của cuộc đời mình cho Tổ quốc.
"Chúng tôi ghi sâu công ơn của nhân dân trên mọi miền của đất nước đã hy sinh quên mình, chở che, đùm bọc nuôi dưỡng bộ đội trong suốt chiều dài tháng năm. Với riêng tôi, không thể nào quên được sự cưu mang, chia sẻ của bà con Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, nơi tôi trực tiếp chiến đấu vô cùng gian khổ và ác liệt. Không có Nhân dân thì không có chúng tôi ngày hôm nay", Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ cho biết.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại biểu anh hùng, nhân chứng lịch sử dự Lễ kỷ niệm
Tự hào trước những thành tựu to lớn của đất nước nước ta sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ nhấn mạnh, những cựu chiến binh luôn nhắc nhở mình phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng. Kiên định, vững vàng, trong sáng về phẩm chất, gương mẫu về hành động; nói và làm theo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia bảo vệ thành quả cách mạng bảo vệ Đảng bảo vệ chính quyền bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa; bảo vệ Nhân dân. Xứng đáng với những đồng chí, đồng đội đã từng kề vai sát cánh chiến đấu và anh dũng hy sinh.
Tiếp nối ngọn lửa cách mạng, biến lý tưởng thành động lực phát triển
Bày tỏ niềm xúc động, vinh dự và tự hào khi được đại diện cho thế hệ trẻ cả nước phát biểu tại Lễ kỷ niệm trọng thể 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Huỳnh Mạnh Phương (Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: 50 năm đã qua kể từ ngày bản hùng ca "Đất nước trọn điểm vui" vang vọng khắp non sông, mừng dân tộc hoàn toàn thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Bạn Huỳnh Mạnh Phương, Bí thư đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Theo Mạnh Phương, từ những trang sử, thước phim, sách báo, ca khúc cách mạng được học, được xem, được nghe; thế hệ trẻ đã nhận thức sâu sắc giá trị của hòa bình. Thay mặt thế hệ trẻ, Mạnh Phương đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới Đảng, Bác Hồ kính yêu, các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương, sức lực và trí tuệ để giành giữ độc lập, thống nhất đất nước.
"50 năm đã qua đi, Thành phố Hồ Chí Minh thân yêu đang cùng cả nước mạnh mẽ và vững vàng bước vào kỷ nguyên mới. Tuổi trẻ chúng cháu vinh dự, tự hào vì đã được góp sức mình vào những thành tựu to lớn của đất nước. Chúng cháu nhận thức sâu sắc trách nhiệm, sứ mệnh thiêng liêng phải tiếp nối ngọn lửa cách mạng mà các thế hệ cha anh đã trao truyền, khắc ghi chân lý "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", biến lý tưởng thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định trong bài viết của mình.
Tự hào truyền thống vẻ vang của đất nước, chúng cháu sẽ luôn vững vàng niềm tin đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, trau dồi phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần yêu nước, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, giữ gìn, phát huy và lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế, xứng đáng là công dân trẻ của đất nước Việt Nam anh hùng.
"Chúng cháu tin rằng, sự đóng góp nhỏ bé của mỗi cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Chúng cháu có niềm tin chắc chắn rằng, truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc và tinh thần đại thắng mùa Xuân năm 1975 bất diệt sẽ tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ chúng cháu vững vàng tiến bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam", Mạnh Phương khẳng định.
Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lao động"
50 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, sự hỗ trợ của các địa phương trong cả nước. Sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thành phố đã làm nên những thành tựu to lớn, xây dựng và phát triển thành phố mang tên Bác trở thành một đầu tàu phát triển, một cực tăng trưởng của cả nước. Những thành tựu đó của Thành phố Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước đã quyết định phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Thành phố đã đại diện đón nhận danh hiệu cao quý này.
Tự hào ý chí và sức mạnh Việt Nam
Ngay sau Lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng lao động" của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, vang lên trong Lễ kỷ niệm là bài hát đầy ý nghĩa "Đất nước trọn niềm vui" đánh dấu Chương trình diễu binh, diễu hành cấp quốc gia Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) chính thức bắt đầu. Điều hành diễu binh, diễu hành là Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chương trình diễu binh, diễu hành là điểm nhấn đặc biệt của Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Màn diễu binh, diễu hành của khối Quân đội, khối Công an, khối diễu hành quần chúng được thể hiện công phu, hoành tráng với sự tham gia của nhiều lực lượng đã thể hiện rõ lý tưởng, niềm tin chiến thắng; bản lĩnh, trí tuệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây cũng chính là cội nguồn, là sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu theo dõi cuộc diễu binh, diễu hành từ trên lễ đài
Trong thời khắc thiêng liêng, xúc động kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân ta đã thành kính tưởng nhớ và đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới - Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta; tưởng nhớ và tri ân các nhà lãnh đạo tiền bối; các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh; các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; đồng chí, đồng bào và chiến sĩ cả nước đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do và thống nhất đất nước.
Âm hưởng của Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước đã khơi lên niềm tự hào, trở thành động lực để mỗi người Việt Nam hôm nay tin tưởng vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; quyết tâm đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò của thể chế, pháp luật đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời, Đảng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về hoàn thiện thể chế, pháp luật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tư duy, nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không ngừng được hoàn thiện. Nước ta đã hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, cơ bản điều chỉnh tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó phải kể tới các bản Hiến pháp, các Luật, Bộ luật lớn về dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính, hình sự, tố tụng, giải quyết tranh chấp và khoảng 300 luật, bộ luật khác đang còn hiệu lực; tạo nền tảng pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Có thể khẳng định, trong 80 năm qua, kể từ khi ra đời của nhà nước Công-nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta giành được độc lập, thống nhất, tự do, dân chủ, hòa bình, ổn định và phát triển vì chúng ta có Hiến pháp và thực thi thành công Hiến pháp và pháp luật.
Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, công tác xây dựng và thi hành pháp luật vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Một số chủ trương, định hướng của Đảng chưa được thể chế hóa kịp thời, đầy đủ. Tư duy xây dựng pháp luật trong một số lĩnh vực còn thiên về quản lý. Chất lượng pháp luật chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Còn có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, chưa rõ ràng, cản trở việc thực thi, không thuận lợi cho việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút và khơi thông nguồn lực đầu tư. Việc phân cấp, phân quyền chưa đủ mạnh; thủ tục hành chính còn rườm rà, “nhiều khúc quanh”; chi phí tuân thủ pháp luật còn cao. Tổ chức thực thi pháp luật vẫn là khâu yếu; thiếu cơ chế phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Chậm nghiên cứu, ban hành chính sách, pháp luật điều chỉnh những vấn đề mới, chưa tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Hiện nay, thế giới đang đứng trước những thay đổi mang tính thời đại với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, khó dự báo. Cùng với đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang mở ra không gian phát triển vô tận dựa trên tri thức và tiềm năng con người. Ở trong nước, sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây, cô lập, đến nay Việt Nam đã trở thành hình mẫu phát triển của nhiều nước trên thế giới, “nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Quy mô nền kinh tế năm 2024 đứng thứ 32 thế giới. Tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố. Quan hệ đối ngoại được mở rộng; vị thế, uy tín của đất nước không ngừng được nâng cao.
Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: TTXVN
Để hiện thực hóa khát vọng vươn mình của dân tộc, chúng ta phải giải quyết nhiều việc, trong đó, một nhiệm vụ rất trọng tâm là phải tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, pháp luật để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, tận dụng mọi cơ hội phát triển. Chính vì thế, cùng với việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, phấn đấu tăng trưởng kinh tế “hai con số”, công tác xây dựng và thi hành pháp luật phải được đổi mới căn bản. Đáp ứng đòi hỏi đó, ngày 30-4-2025, trong không khí thiêng liêng và hào hùng của dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Mục tiêu chính của Nghị quyết là tạo ra một xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, minh bạch; nhân dân thực sự làm chủ; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước; quản lý, quản trị xã hội hiện đại, kiến tạo sự phát triển; nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, tôn trọng, bảo đảm bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội; quản trị quốc gia hiện đại với bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Theo Nghị quyết số 66-NQ/TW, việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong thời gian tới cần bám sát 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó, quan điểm quan trọng hàng đầu là phải “bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành pháp luật”. Nghị quyết cũng xác định “công tác xây dựng và thi hành pháp luật là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Nghị quyết yêu cầu: Xây dựng pháp luật phải bám sát thực tiễn, “đứng trên mảnh đất thực tiễn của Việt Nam”, tiếp thu có chọn lọc giá trị tinh hoa của nhân loại, đảm bảo tính hệ thống, nắm bắt mọi cơ hội, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực; đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh, nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ cho phát triển, tạo dư địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế “hai con số”, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật. Nghị quyết xác định: Đầu tư cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật là đầu tư cho phát triển.
Để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, nhất là những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Các cấp ủy Đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật. Xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của các bộ, ngành Trung ương. Người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.
Thứ hai, đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Công tác xây dựng pháp luật phải thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng; xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự cân đối, hợp lý giữa mức độ hạn chế quyền với lợi ích chính đáng đạt được. Các quy định của luật phải mang tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Coi trọng, chủ động nghiên cứu chiến lược, chính sách từ sớm, từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của thế giới, góp phần tăng cường tính dự báo và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh một số bộ luật, luật quy định về quyền con người, quyền công dân, tố tụng tư pháp cần cụ thể, về cơ bản các luật khác, nhất là luật điều chỉnh các nội dung về kiến tạo phát triển chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, còn những vấn đề thực tiễn thường xuyên biến động thì giao Chính phủ, bộ, ngành, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Trong thời gian trước mắt, cần tập trung xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí tuân thủ thấp; triệt để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh, hành nghề, thủ tục hành chính bất hợp lý; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Bảo đảm thực chất quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do hợp đồng; sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Tập trung xây dựng pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính, gắn với phân cấp, phân quyền tối đa theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” và việc cơ cấu lại không gian phát triển mới ở từng địa bàn. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng cải cách tư pháp.
Thứ ba, tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật. Phát huy cao độ tinh thần phục vụ nhân dân, tư duy kiến tạo phát triển, hành động vì lợi ích chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ưu tiên bảo đảm hiệu quả thi hành pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và trong các lĩnh vực dân sinh quan trọng khác. Tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội. Chú trọng công tác giải thích pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật. Tăng cường đối thoại, tiếp nhận, lắng nghe phản ánh, kiến nghị, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc về pháp lý của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương. Thường xuyên đánh giá hiệu quả của pháp luật sau ban hành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và xây dựng cơ chế kịp thời nhận diện, xử lý tổng thể, đồng bộ, tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ quy định của pháp luật.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế. Nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức Việt Nam để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế; tham gia hiệu quả vào việc xây dựng thể chế và pháp luật quốc tế, định hình trật tự pháp lý quốc tế. Xử lý hiệu quả các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh, nhất là tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế. Thực hiện cơ chế đặc biệt thu hút, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế; xây dựng chiến lược tăng cường sự hiện diện của các chuyên gia Việt Nam trong các tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế. Mở rộng hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp.
Thứ năm, thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, cùng cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Thực hiện chính sách đặc thù, vượt trội, áp dụng chế độ thù lao, thuê khoán tương xứng để thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật. Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng của các cơ sở nghiên cứu chiến lược, chính sách, các cơ sở nghiên cứu pháp luật của các cơ quan Trung ương. Ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật. Triển khai ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách dành cho công tác xây dựng pháp luật trên nguyên tắc kịp thời, đúng, đủ và gắn với khoán chi theo kết quả, sản phẩm của từng nhiệm vụ, hoạt động. Thành lập Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật.
Thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói “không” với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi. Với bản lĩnh cùng kinh nghiệm quý báu mà Đảng ta đã tích lũy được trong 95 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, kinh nghiệm của 80 năm lãnh đạo Nhà nước xây dựng thể chế, pháp luật, nhất là kinh nghiệm trong 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của toàn dân, nhất định chúng ta sẽ thành công trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, phát triển. Xây dựng đất nước ta “bằng mười ngày nay” như tâm nguyện của Bác Hồ từng mong mỏi.
Đồng chí Tô Lâm
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguồn: Báo Quân đội nhân dân điện tử
Kỷ niệm 71 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025):
Chiến thắng Điện Biên Phủ – Mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc!
Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến công vang dội của một dân tộc vốn là thuộc địa, đánh thắng quân đội hiện đại của một đế quốc. Đây cũng là chiến thắng điển hình nhất trong lịch sử đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống quân xâm lược nước ngoài, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Chính vì vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của tinh thần quật cường, bất khuất, trí thông minh, sáng tạo và sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Triệu Đại/TTXVN
Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc. Cánh đồng Điện Biên Phủ có chiều dài khoảng 18km, chiều rộng từ 6km đến 8km. Đây là cánh đồng lớn nhất, giàu có nhất và dân cư đông đúc nhất ở Tây Bắc. Điện Biên Phủ ở gần biên giới Việt Nam – Lào, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng, phía đông bắc nối liền với Lai Châu, phía đông và đông nam nối liền với Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản, phía tây thông với Luông Prabăng, phía nam thông với Sầm Nưa (Lào). Đối với thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, vùng Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân có tác dụng rất lợi hại trong âm mưu xâm lược vùng Đông Nam Á.
Đánh giá đây là một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ở Đông Dương, nên sau khi đánh chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 20 tháng 11 năm 1953, quân Pháp không ngừng tăng thêm binh lực, vũ khí, trang thiết bị quân sự, xây thêm nhiều công sự, đồn lũy và các loại vật tư khác. Được sự giúp đỡ của Mỹ về cố vấn, trang bị kỹ thuật, kinh tế, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương, một “pháo đài bất khả xâm phạm”, một “con nhím” hoàn hảo được tổ chức phòng ngự theo kiểu hiện đại, là nơi “nghiền nát chủ lực của Việt Minh”.
Sau khi phân tích tình hình trên các chiến trường, đầu tháng 12 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị quyết định tập trung lực lượng mở chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Từ đây, một cuộc động viên sức người, sức của của toàn dân tộc đã được triển khai, với quy mô lớn chưa từng có. Công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, nhà buôn và cả một số địa chủ, tư sản, ai ai cũng sẵn lòng góp công, góp của.
Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, cả nước đã dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ. Tổng kết toàn chiến dịch, nhân dân cả nước huy động được 23.126 tấn gạo, 266 tấn muối, 992 tấn thịt, 800 tấn rau, 917 tấn thực phẩm khác… Huy động 216.451 lượt dân công bằng 12 triệu ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 736 xe súc vật kéo, 11.400 thuyền bè mảng. Đồng bào nhiều địa phương cùng sát cánh bên nhau xẻ núi, san đồi, làm đường, phá thác để mở lối cho quân đi, cho thuyền chở hàng qua lại. Chỉ có sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tinh thần yêu nước nồng nàn mới tạo nên khí thế cả nước ra trận. Và chính nhờ những nỗ lực đó mà điều lo lắng và khó khăn nhất tưởng chừng như không thể vượt qua là vấn đề hậu cần chiến dịch đã được giải quyết thành công.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có 49 cứ điểm, được chia làm 3 phân khu. Trên chiến trường, ta mở ba đợt tiến công vào Điện Biên Phủ. Đợt 1 của chiến dịch mở màn ngày 13 tháng 3 năm 1954, với trận tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam thuộc vòng ngoài phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. Đợt 2 diễn ra ngày 30 tháng 3 năm 1954, đánh vào phân khu trung tâm. Đợt 3 chiến dịch diễn ra ngày 1 tháng 5 và kết thúc ngày 7 tháng 5 năm 1954, đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Năm mươi sáu ngày đêm chiến đấu gian khổ là “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, là năm mươi sáu ngày đêm quả cảm của những chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng “đầu bịt lỗ châu mai”, “chèn lưng cứu pháo”, “xẻ núi lăn bom”, “dù bom đạn xương tan, thịt nát, Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”… để đất nước đi đến mốc son lịch sử chói lọi ngày 7 tháng 5 năm 1954, khi Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy tướng Đờ Cát, báo hiệu Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng vĩ đại này đã mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đó còn là chiến thắng có tầm vóc quốc tế, góp phần làm xoay chuyển cục diện thế giới, mở ra trang sử mới cho nhân loại.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, của ý chí quyết chiến, quyết thắng, “dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng”; của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Nhờ sự đoàn kết chặt chẽ và anh dũng hy sinh của toàn quân và toàn dân ta, chúng ta đã đại thắng ở Điện Biên Phủ”. Chính sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc ấy được phát huy cao độ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ mà tướng Navare – Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương – đã phải thừa nhận: “Quân viễn chinh Pháp không những phải chống chọi với một đội quân chính quy mà còn phải đương đầu với cả một dân tộc”.
Bảy mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại và những bài học kinh nghiệm quý báu của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự sâu sắc đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay. Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần làm cho “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa và tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc hôm nay, đất nước ta đang vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình – kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Bản đồ hành chính
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HUYỆN ỦY
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng quý I, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng...
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2021
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 7, nhiệm vụ trọng tâm tháng 8/2021
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA UBND
- KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024
- Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 2. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 3 năm 2024
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NHIỆM VỤ THÁNG 1
- Thông báo về việc tiếp nhận cung ứng thực phẩm trường học
- UBND HUYỆN SÓC SƠN PHÁT ĐỘNG CUỘC THI “TÌM KIẾM SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH...
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HĐND
- KỲ HỌP THỨ 13- HĐND XÃ HỒNG KỲ KHÓA XX, NHIỆM KỲ 2021- 2026 QUYẾT NGHỊ NHIỀU NỘI DUNG QUAN TRỌNG
- Thông báo Thời gian, nội dung tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9HĐND xã Hồng Kỳ khóa XX, nhiệm kỳ...
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng quý I, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng...
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2021