DU LỊCH VÀ DI TÍCH HỒNG KỲ

Di tích lịch sử và lễ hội Hồng Kỳ
Ngày đăng 17/09/2024 | 07:10  | Lượt truy cập: 300

Xã Hồng Kỳ nằm ở phía bắc huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, phía đông giáp xã Trung Giã và xã Tân Minh, có suối cầu Cổng Đồn và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên làm ranh giới tự nhiên; phía tây giáp xã Nam Sơn, có đường tỉnh lộ 35 và dãy núi Sóc làm ranh giới; phía nam giáp xã Phù Linh, có suối Cầu Nhót và dãy núi Thằn Lằn làm ranh giới; phía bắc giáp huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) và xã Bắc Sơn, có sông Công và suối Cầu Lai làm ranh giới. Nơi đây là kết quả “khai thiên, lập địa” của biết bao thế hệ người dân nơi đây. Vì vậy, nền văn hóa vật thể và phi vật thể đã sớm được hình thành và để lại những dấu ấn không phai mờ trong lòng mỗi người dân. Những nét văn hóa thể hiện ở phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, các hoạt động văn hóa dân gian và ở các công trình di tích lịch sử: đình, đền, chùa.

Về tín ngưỡng, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Nhân dân xã Hồng Kỳ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên đặt nơi trang trọng trong ngôi nhà. Một số dòng họ trong xã còn lập nhà thờ tổ - nhà từ đường. Đây không chỉ là một loại hình tín ngưỡng mà nó còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với công lao sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà cha mẹ. Bên cạnh đó, ở Hồng Kỳ còn có tục thờ Thành hoàng làng, thờ mẫu. Hằng năm, Nhân dân trong xã đều tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao của các vị Thành hoàng làng, mẫu Sơn Trang.

Về tôn giáo, trên địa bàn xã tồn tại hai tôn giáo: đạo Phật và đạo Thiên chúa. Số dân theo đạo Thiên chúa là 34 hộ với 121 khẩu, sống tập trung chủ yếu ở xóm Tân Phúc (thuộc thôn 5) và xóm Kim Sơn (thuộc thôn 8). Còn lại đại đa số nhân dân hướng theo đạo Phật hoặc không theo tôn giáo nào, sinh sống và làm ăn ở 9 thôn trên địa bàn xã. Hiện nay, trên địa bàn xã không có có nhà thờ công giáo, đồng bào công giáo sinh hoạt tôn giáo chủ yếu tại Nhà thờ giáo xứ Nỉ. Thực hiện chủ trương về xây dựng văn hóa mới và quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng, Đảng bộ và Chính quyền xã Hồng Kỳ luôn duy trì tốt mối quan hệ lương - giáo, tạo sự đoàn kết đồng thuận trong Nhân dân

Hồng Kỳ là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, cha ông xưa đã để lại cho Hồng Kỳ nhiều công trình kiến trúc, văn hóa đặc sắc như đình, chùa, miếu... Mỗi điểm di tích trong xã đều có lịch sử hình thành gắn liền với chặng đường phát triển của quê hương. Trên địa bàn xã hiện có 8 ngôi đình gồm: đình Bắc Hiên, đình Phú Lâu, đình Xuân Nội, đình Phú Điền, đình Na Sơn, đình Đồng Thố, đình Tân Phúc, đình Cà Phê, đình Tân Lộc; 13 ngôi chùa gồm:chùa Bắc Hiên, Thiên Phúc (Đình Thông), Chùa Tó (Trại Rừng), Linh Sơn tự, Chùa Nghè, chùa Quang Minh (Phú Điền), chùa Đình Buộm, Linh Quang Tự (Tú Tạo), chùa Tân Phúc (Phúc Lâm), chùa Cà Phê, chùa Tân Yên, Linh Phúc Tự, Thiên Linh Tự (Ninh Liệt); 1 ngôi đền (đền Kim Sơn); 1 khu di tích cách mạng Tân Yên; 2 ngôi miếu (Hương Ninh, Ninh Liệt). Nhiều công trình văn hoá của địa phương được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm dưới các triều đại phong kiến. Nhân dân địa phương xây dựng các ngôi đình, chùa, miếu này nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của mình.Trải qua thời gian, bị thiên nhiên và chiến tranh tàn phá nên phần lớn các công trình văn hoá đã bị phá huỷ hoặc hư hỏng nặng. Sau ngày đất nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế đất nước phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, nhu cầu về văn hóa, xã hội của nhân dân ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Các công trình văn hoá của Hồng Kỳ lần lượt được sửa chữa, tôn tạo và tu bổ. Năm 1998, được sự quan tâm của Thành uỷ Hà Nội và Huyện uỷ Sóc Sơn, khu di tích cách mạng nơi thành lập chi bộ Tân Yên - chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Đa Phúc trước kia, huyện Sóc Sơn ngày nay (thành lập ngày 17-3-1933) đã được xây dựng tại xóm Tân Yên. Đây vừa là di tích lịch sử cách mạng ghi nhận sự chuyển mình của phong trào cách mạng địa phương hướng theo con đường cách mạng vô sản từ rất sớm - ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vừa là công trình văn hoá có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC ĐIỂM DI TÍCH CỦA HỒNG KỲ

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

Zalo

 

 

 

 

 

 

Bản đồ hành chính